Vnedu Tra Điểm

Nguyễn Hoàng Phúc, 27 tuổi, tốt nghiệp loại khá ngành Y khoa trường Đại học Y Dược TP HCM hồi tháng May đanh bạc

【May đanh bạc】Chàng trai cùng lúc tốt nghiệp trường Y và Kinh tế

Nguyễn Hoàng Phúc,àngtraicùnglúctốtnghiệptrườngYvàKinhtếMay đanh bạc 27 tuổi, tốt nghiệp loại khá ngành Y khoa trường Đại học Y Dược TP HCM hồi tháng 10. Trước đó ba tháng, chàng trai quê Khánh Hòa nhận bằng bằng ngành Quản trị bệnh viện của trường Đại học Kinh tế TP HCM.

"Cả thầy cô, gia đình, bạn bè đều không tin mình có thể học song song và tốt nghiệp cùng lúc hai trường nhưng cuối cùng mình đã làm được. Lúc biết kết quả tốt nghiệp ở trường Y, mình rất phấn khích, cảm xúc vỡ òa", Phúc kể.

Nguyễn Hoàng Phúc. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nguyễn Hoàng Phúc. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Được truyền cảm hứng từ bố mẹ, đều làm trong ngành Y nên Phúc chọn con đường này từ sớm. Trong kỳ thi đại học 2014, Phúc thi khối A (Toán, Lý, Hóa) vào trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM và khối B (Toán, Hóa, Sinh) vào ngành Y khoa, Đại học Y Dược TP HCM. Nam sinh trượt ngành Y khoa vì thiếu 0,5 điểm.

Việc này khiến Phúc thất vọng. Nam sinh cho hay gia đình từng chuyển nhà từ quê vào TP HCM để mình được thuận lợi theo học ở trường Phổ thông Năng khiếu. Vì vậy, Phúc dành một năm ôn thi lại với quyết tâm phải đỗ vào trường Y.

Năm 2015, Phúc trúng tuyển vào ngành Y khoa của trường Đại học Y Dược TP HCM. Nhưng thực tế học tập, môi trường đại học trái ngược với những tưởng tượng, kỳ vọng ban đầu.

"Khối lượng kiến thức cần ghi nhớ quá lớn, mình bị ngợp. Trong khi mình thích tính toán, tư duy chứ không muốn cắm đầu vào hàng trăm trang sách cho mỗi bài thi. Dần dần, mình hoài nghi đây có phải ngành phù hợp với mình", Phúc nhớ lại.

Hết năm thứ hai, Phúc vẫn chưa có lời giải đáp, quyết định dừng học một năm để trải nghiệm và tìm câu trả lời dù gia đình phản đối kịch liệt. Trong một năm này, Phúc làm phục vụ ở các hàng quán để tự trang trải sinh hoạt, dành thời gian gặp bạn bè, anh chị ở nhiều ngành nghề khác nhau từ IT, xây dựng đến kinh tế, logicstic để tìm hiểu từ chương trình học đến trải nghiệm thực tế.

Sau cùng, Phúc nhận ra Y khoa vẫn là ngành phù hợp với mình nhất, nhưng nam sinh thấy cần bổ sung thêm kiến thức về quản trị bệnh viện. Vì thế, Phúc quyết định thi vào ngành này ở trường Đại học Kinh tế TP HCM, đồng thời quay lại giảng đường Y Dược.

Biết việc học song song hai trường sẽ gian nan, nam sinh tự đặt ra giới hạn cho bước ngoặt của mình - đỗ thủ khoa mới tiếp tục. Bất chấp khó khăn khi ôn lại kiến thức phổ thông sau 5 năm rời trường phổ thông và hình thức, cấu trúc đề hoàn toàn khác, Phúc đỗ thủ khoa Đại học Kinh tế TP HCM năm 2019 với 28,5 điểm khối A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh).

"Gia đình và bạn bè đều nói đây là điều điên rồ, học Y đã không xuể thì học hai trường làm sao. Nhưng tuổi trẻ luôn có chút hiếu thắng, mọi người càng phản đối mình càng muốn chứng minh sẽ làm được", Phúc chia sẻ.

Hoàng Phúc (trái) cùng bạn thân chụp ảnh kỷ niệm trong lễ tốt nghiệp Đại học Y Dược TP HCM, cuối tháng 10. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Hoàng Phúc (trái) cùng bạn thân trong lễ tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TP HCM, cuối tháng 10. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sau đó là chuỗi ngày sáng ở trường này, chiều Phúc lại đến trường khác. May mắn, Đại học Kinh tế TP HCM công nhận điểm các môn đại cương, một số môn chuyên ngành bệnh viện ở Đại học Y Dược TP HCM nên Phúc không phải học lại.

"Ngoài khối lượng kiến thức phải học gấp đôi, đầu óc mình lúc nào cũng căng thẳng tính toán sao để không vắng học đến mức cấm thi ở từng môn", Phúc kể.

Giai đoạn 2020-2021, Phúc tăng tiến độ nhờ việc học chuyển sang hình thức online vì dịch Covid-19. Nam sinh đăng ký hết các môn có thể học trong thời gian này ở cả hai trường. Với những môn trùng giờ, Phúc mở cùng lúc hai màn hình và ghi hình lại toàn bộ buổi học. Xác định một môn quan trọng để tập trung, môn còn lại Phúc sẽ xem, học bổ sung vào buổi tối.

Việc phải thi hai, ba môn trong một tuần là bình thường. Phúc nhớ nhất khoảng thời gian cuối tháng 4/2021 phải thi kết thúc ba môn trong vòng bốn ngày. Nam sinh thường chỉ ngủ hai, ba giờ mỗi ngày để xoay xở với bài vở ở hai trường.

Thử thách lớn nhất với Phúc là lần tai nạn giao thông phải mổ đầu gối hai lần trong tháng 4, 5/2022. Phúc đành chấp nhận trượt một số môn ở trường Y. Còn Đại học Kinh tế TP HCM vẫn cho phép học và thi online nên nam sinh vừa điều trị vừa học.

"Mình vừa đau về thể xác mà cũng cực kỳ chán nản vì nghĩ tiến độ việc học sẽ trễ ít nhất một năm. May mắn quá trình hồi phục nhanh nên hè mình có thể quay lại trường, đi thực hành ở bệnh viện dù chân còn chống nạng, tập tễnh", Phúc chia sẻ.

Mỗi lần nản lòng, Phúc đều nhớ lại nhân vật chính trong bộ phim "Rudy" đã nỗ lực suốt nhiều năm để đổi lấy 27 giây chơi cho đội bóng bầu dục của Đại học Notre Dame mà cậu yêu thích dù không có tài năng, thể hình phù hợp. Bộ phim là nguồn cảm hứng, giúp Phúc giữ vững ý chí mỗi thời điểm khó khăn.

Trong kỳ thi tốt nghiệp Y khoa vào tháng 8 vừa qua, Phúc dành toàn bộ tâm sức để hiện thực hóa mục tiêu tốt nghiệp cùng lúc hai trường. Trước đó, nam sinh đã tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP HCM vào tháng 7.

"Cảm giác như mình là một cầu thủ bóng đá đứng trước thời khắc ghi bàn thắng lịch sử. Lúc hoàn thành ngày thi thứ hai và biết điểm số vượt ngưỡng để tốt nghiệp, mình bật dậy hét đầy phấn khích giữa phòng thi ‘tốt nghiệp rồi'", Phúc kể.

Làm việc với nhóm của Phúc trong dự án khảo sát kiến thức thái độ và thực hành của sinh viên y khoa với dịch Covid-19, BS.CK2 Bùi Cao Mỹ Ái, giảng viên phân môn Tim mạch, Đại học Y Dược TP HCM, đánh giá Phúc năng động, chịu khó học hỏi, hăng say khi làm việc.

Còn TS Phan Ngọc Anh, giảng viên Đại học Kinh tế TP HCM, nể phục khi Phúc cùng lúc tốt nghiệp hai trường. TS Anh cũng từng hỏi Phúc làm sao có thể học cả hai trường cùng lúc trong khi nhiều người chỉ học Y thôi đã quá tải.

"Nghe bạn chia sẻ về mục tiêu và quyết tâm, tôi rất cảm phục bởi bạn dám thử, đặt ra thử thách để khám phá giới hạn của bản thân", TS Ngọc Anh chia sẻ.

Phúc cũng được đánh giá có năng lực tốt để học gấp đôi so với sinh viên bình thường, từ việc phân phối sức lực, sắp xếp lịch học và tiếp thu kiến thức. TS Ngọc Anh nhận xét nam sinh học nghiêm túc, đặt nhiều câu hỏi phản biện, mở rộng vấn đề chứ không chỉ học để qua môn.

Với nền tảng chuyên môn Y khoa và quản trị bệnh viện, ông hy vọng Phúc có thể đóng góp cho ngành Y tế nhiều hơn.

Phúc cho rằng đã trải qua một hành trình phi thường với chính mình. Mục tiêu trước mắt của Phúc là lấy chứng chỉ hành nghề để trở thành bác sĩ phụ sản.

"Suốt hành trình đại học gần 10 năm, mình nhận ra rằng đừng để ai đặt ra giới hạn cho mình mà hãy tự trải nghiệm và khám phá nó", Phúc chia sẻ.

Lệ Nguyễn

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap